Dầu tràm trong dân gian vẫn được xem như một loại dầu gió trị được nhiều bệnh vặt và tốt cho sức khỏe của người dùng. Tuy nhiên, chúng ta đang dùng dầu tràm theo thói quen, bằng truyền miệng mà chưathực sự có kiến thức cần thiết về loại dầu gió chiết xuất từ cây tràm này.
Bài viết của Dầu Tràm Bé Yêu sẽ giúp bạn có một cái nhìn toàn diện- một kiến thức đủ khái quát và đủ cần thiết về dầu tràm, giúp bạn yên tâm sử dụng loại dầu gió này.
Dầu tràm là gì?
Dầu tràm là một loại dầu gió được chiết xuất từ cây tràm hoặc các loại cây thuộc chi tràm. Loại dầu này có độ thẩm thấu cao, mùi thơm dịu nhẹ, sắc thảo dược tự nhiên.
Trên thế giới, dầu tràm không chỉ được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất mỹ phẩm, nước hoa mà còn được áp dụng như một phương pháp phòng ngừa nhiều căn bệnh thường gặp ở người lớn cũng như trẻ nhỏ.
Ở Việt Nam, từ năm 2008, dầu tràm được Bộ Y tế đưa vào Danh mục Thuốc thiết yếu để kiểm soát bệnh địa phương, thuộc chương trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Dầu tràm được sản xuất như thế nào?
Dầu tràm được chiết xuất từ lá và cành của cây tràm bằng phương pháp chưng cất.
Lá tràm sau khi thu hoạch sẽ được nấu lửa đều trong 5 tiếng. Một mẻ dầu tràm với 1,5 tạ lá chỉ cho ra được 1 lít dầu tràm. Sau khi ép và chưng cất, lá của loại cây này cho ra dầu tự nhiên 100% với màu xanh thảo mộc và hương thơm đặc trưng.
Ở Việt Nam, đâu là cái nôi của những chai dầu tràm chất lượng?
Trên thế giới, cây tràm thường sống ở những vùng ven biển của khu vực Mã Lai, Thái Lan và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây tràm phâm bố chủ yếu ở Huế. Ngoài ra cũng có thể tìm thấy cây tràm ở Quảng Bình Quảng Trị, Long An, Đồng Tháp, Tây Ninh.
Nhắc đến nghề làm dầu tràm hoặc “thủ phủ” của dầu tràm, người ta nghĩ ngay đến Huế. Tại đây có làng nghề Phú Lộc (nằm bên Quốc lộ 1A, thị trấn Lăng Cô, Huế) chuyên sản xuất dầu tràm đáp ứng nhu cầu sử dụng của cả nước. Một số thương hiệu dầu tràm nổi tiếng ở đây như Thiên An, được ưa chuộng.
Dầu tràm có công dụng trị liệu như thế nào?
Khả năng trị liệu của dầu tràm do hai thành phần Eucalyptol (chiếm tỉ lệ 42-52%) và α-Terpineol (chiếm tỉ lệ 5-12%) quyết định. Eucalyptol có tính kháng khuẩn nhẹ, có khả năng kích thích long đàm có hương thơm tự nhiên và mùi dễ chịu nên thường được sử dụng trong các loại thuốc ho, nước súc miệng hay cả mỹ phẩm. Còn α-Terpineol không chỉ có hương thơm dễ chịu như hương của hoa cà, mà còn có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh khả năng kháng khuẩn của hoạt chất α-Terpineol. Theo kết quả công trình khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Dịp và CN Hồ Hữu Dụng (Đề tài NCKH Bộ Y Tế năm 1996), α-Terpineol thiên nhiên có khả năng kháng khuẩn kháng nấm ở dạng tiếp xúc (bôi thoa), đặc biệt hơn là ở điều kiện bay hơi.
Bên cạnh tính kháng khuẩn và kháng nấm như đã nói ở trên, dầu tràm còn có khả năng giảm đau. Trong dầu tràm còn có chứa hàm lượng cineole. Khi bôi dầu tràm lên da, cineole sẽ làm nóng khích thích giảm đau dưới da.
Tóm lại, dầu tràm có 2 nhóm công dụng trị liệu phổ biến là:
- Giảm đau: trị đau đầu, đau nhức khớp, đau bụng, đau răng, giảm co thắt, thông mũi,
- Kháng khuẩn, kháng nấm: khử trùng (antiseptic), chống ho, long đờm, kích thích trung tiện…
Ai có thể sử dụng được dầu tràm?
Dầu tràm tinh khiết được khuyên dùng cho mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ, người trưởng thành đến người lớn tuổi khi gặp một số các vấn đề về sức khỏe cần giảm đau, kháng khuẩn, kháng nấm.
Dầu tràm có tuyệt đối an toàn?
Dầu tràm được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên nên thường lành tính. Tuy nhiên, dầu tràm không phải là “thuốc tiên” trị được bách bệnh, bạn nên sử dụng ở một mức độ hợp lý, tránh lạm dụng.
Những thông tin ở trên sẽ giúp bạn có những kiến thức để yên tâm sử dụng dầu tràm. Tuy nhiên, để sử dụng dầu tràm hiệu quả và an toàn, bạn hãy dành thời gian đọc thêm những bài viết sâu về từng công dụng hay cách trị bệnh của dầu tràm trên Góc tư vấn nhé!
コメント